Gốm là một vật liệu đã có hàng nghìn năm song hành cùng đời sống con người Việt Nam. Vì vậy, không khó để tìm được những vật liệu gốm trong kiến trúc xưa. Như gạch gốm lát nền, ngói lưu ly, gạch bông gió,… Bước sang thế kỷ 21, mặc dù kiến trúc đã có những bước tiến mạnh mẽ. Thì gốm vẫn là một trong những loại vật liệu quan trọng, chủ chốt để góp phần tôn tạo, tu bổ kiến trúc tâm linh. Hãy cùng Gốm Việt tìm hiểu “Ứng dụng vật liệu gốm trong xây dựng, tôn tạo tu bổ kiến trúc tâm linh” trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Đội nét về vật liệu gốm trong xây dựng – kiến trúc
Vật liệu gốm trong kiến trúc đình chùa đã có lịch sử lâu đời ở Việt Nam cũng như thế giới. Chuyển dịch từ vật liệu tự nhiên như tranh, đất, gỗ đá đến đình chùa sử dụng những viên gạch, viên ngói. Con người đã khai phá ra một nguồn nguyên liệu mới là đất sét trong tư nhiên. Trải qua quá trình lọc đất, nhào nặn, tạo khuôn, tạo hình rồi qua nung lửa. Vật liệu ban đầu đã chuyển hình thái khác với những ưu điểm thích ứng được với yêu cầu của vật liệu xây dựng – kiến trúc. Những vật liệu gốm nhỏ hơn này đã làm kiến trúc đình chùa linh hoạt và mềm mại hơn. Công tác thi công cũng dễ dàng hơn.
Trong kiến trúc xưa, gốm được sử dụng chủ yếu để xây móng, xây tường, xây trụ hoặc các cấu kiện, chi tiết trang trí. Như những chi tiết kiến trúc trang trí bằng gốm hình rồng, hình phượng, hình lá đề,… được khảo cổ tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội). Đó là những mô típ quen thuộc của thời phong kiến, ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo. Hay những viên gạch lát, ngói lợp, gạch hoa lan can, gach ốp đỉnh lan can trong nhiều công trình di sản của triều Nguyễn ở Huế.
Tại sao nên dùng vật liệu gốm trong xây dựng, tu bổ kiến trúc tâm linh
Trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, gốm là vật liệu then chốt có mặt hầu hết ở các công trình kiến trúc, từ thành quách, cung điện, đình, đền, chùa, miếu,… Vì chúng có những ưu điểm như:
- Nguồn nguyên liệu dễ dàng khai thác
- Chủ động tạo hình, kích thước trong sản xuất
- Bền vững trong điều kiện tư nhiên
- Tuổi thọ cao
- Khả năng chịu lực tốt
- Dễ dàng vận chuyển
Các công trình được trùng tu, cải tạo, phục chế, phục dựng chủ yếu là những công trình di sản. Như nhà cổ, đình, chùa, miếú, cung điện, lăng tẩm,… Xưa kia được xây dựng với chất liệu gốm là chủ đạo. Nên việc sử dụng vật liệu gốm trong công tác trùng tu, cải tạo là cần thiết. Yếu tố bảo tồn các di tích gốc để giữ tính nguyên bản của công trình là yếu tố then chốt. Vì vậy, việc sử dụng gốm là rất quan trọng.
Đặc biệt, gốm có một chất cảm vật liệu ấm áp, gần gũi, rất phù hợp với các công trình có công năng mới. Nhưng được xây theo phong cách truyền thống. Kiến trúc truyền thống hòa lẫn với thiên nhiên, cảnh quan, cây xanh là thiết kế được ưa chuộng ngày nay.
Ứng dụng vật liệu gốm xây đình chùa
Hiện nay, ngày càng có nhiều vật liệu mới với những tính năng ưu việt, thay thế dần cho các vật liệu truyền thống. Nhưng không vì thế gốm bị mai một hay “thất sủng”. Gốm vẫn có chỗ đứng riêng với những cá tính, nét độc đáo. Đặc biệt, trong lối kiến trúc đình chùa hiện nay, những vật liệu gốm như gạch xây không trát, gạch lát, gạch bông gió, gạch mosaic, ngói lợp tráng men, tranh gốm sứ,… đóng một vai trò quan trọng.
Gạch xây không trát
Gạch xây không trát hay gọi là gạch trần được ứng dụng trong xây dựng – kiến trúc đình, chùa rất nhiều. Tường thành Bắc Môn – cửa Bắc của TP Hà Nội. Hay tường gạch trần tại Kinh thành Huế, đền tháp của người Chăm là những kiệt tác kiến trúc – điêu khắc độc đáo về gạch trần.
Hiện nay, các đình chùa có bộ khung gỗ kiến tạo hình hài kiến trúc. Còn gạch xây không trát là vật liệu góp phần làm hoàn thiện. Để tạo nên bộ mặt công trình và hoàn chỉnh công năng sử dụng. Ngoài gỗ, gạch xây không trát còn kết hợp với chân kè bằng đá. Và gạch bông gió làm lan can cổ kính, rêu phong tại công trình tâm linh.
Độc đáo hơn những bồn cây bằng gạch gốm cũng được ứng dụng trong các lối đi đình chùa. Tạo nét thân thuộc, gần gũi nhưng vô cùng mới lạ.
Gạch lát nền
Gạch lát nền bằng gốm cũng là một trong những vật liệu được ưa chuộng để tôn tạo, tu bổ đình chùa. Có thể thấy trong các ngôi đình, ngôi đền xưa những viên gạch gốm với những đường mạch to. Hay không có mạch, xen kẽ là những cây cỏ tươi mát là phổ biển nhất. Vì chúng có độ bền cao, bền tương đương với đá. Hiện nay cũng vậy, gạch gốm được cải tiến, phát triển với công nghệ ép thủy lực. Gạch vuông vức, dày dặn chắc chắn, cũng có tuổi thọ cao.
Gạch bông gió
Gạch bông gió hay gạch thông gió tráng men cũng được ứng dụng nhiều trong các công trình kiến trúc truyền thống. Vừa có tính thẩm mỹ, vừa tạo luồng khí đối lưu cho công trình. Giúp công trình không những sáng mà còn thoáng mát. Chính vì vậy, gạch thường được ứng dụng để là lan can hoặc tường gạch đón gió, đón nắng trước khi vào công trình. Những hoa văn thường có trên gạch bông gió rất gần gũi, mang bản sắc văn hóa Việt như: rồng – phượng, chữ thọ, hoa chanh, hoa cúc, hoa roi,…
Gạch bông gió như một điểm sáng trong lối kiến trúc truyền thống cũng như hiện đại.
Ngói âm dương, ngói mũi hài
Ngói âm dương và ngói mũi hài là đặc trưng của những công trình đình, chùa xưa và nay. Vì chúng có tính thẩm mỹ cao, độ bền cao cùng khả năng không hấp thụ nhiệt. Ngói được thiết kế với các họa tiết ý nghĩa. Như hoa sen – biểu tượng gắn liền với kiến trúc tôn giáo. Với ý nghĩa nhân sinh cao quý, tượng trưng cho sức sống trường tồn và sự phát triển sinh sôi. Mặt Hổ Phù là hình ảnh tượng trưng linh thiêng, là sự ám ảnh xua đuổi tà ma. Giúp chống lại ám khí, bảo vệ chủ nhân, mang lại sự no đủ, bền vững. Và còn rất nhiều họa tiết khác nữa, hãy tìm hiểu thêm về ngói âm dương, ngói mũi hài
Tranh gốm sứ
Tranh gốm sứ thời gian gần đây mới được lựa chọn để trùng tu, tu bồ đình, đền làng. Với ý nghĩa giáo dục nhân sinh cao đẹp. Những bức tranh mộc mạc được sử dụng để tôn tạo đường làng, ngõ xóm đình làng. Bức tranh được vẽ và đắp nổi hoàn toàn thủ công dưới đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Việt. Những chủ đề thường hay được sử dụng là tranh hoa sen, vinh quy bái tổ, thầy đồ dạy học, hội làng,…
Đỉa chỉ mua vật liệu gốm xây đình chùa tại Hà Nội
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp vật liệu gốm xây dựng đình chùa tại Hà Nội. Quý độc giả hãy cân nhắc để chọn đơn vị uy tín để tìm mua gốm chất lượng về tôn tạo, tu bổ đình chùa.
Bài viết này xin giới thiệu một trong những đơn vị chuyên sản xuất, cung cấp các vật liệu gốm trong xây dựng – kiến trúc uy tín tại Bát Tràng – Hà Nội. Đó là Công ty Cổ phần Không gian Gốm Việt. Nơi chuyên cung cấp các vật liệu bằng gốm sứ phục vụ các công trình truyền thống, tâm linh lớn. Như chùa Địa Tạng Phi Lai Tự – hà Nam, chùa Phi Long – Hà Nam, chùa Tiên – Hà Nam, chùa Đại Đồng – Hải Dương, Công viên nghĩa trang Thiên đường – Tuyên Quang,…
Công ty Cổ phần Không gian Gốm Việt sản xuất, cung cấp các dòng gốm như gạch xây không trát, gạch lát, gạch thẻ, ngói âm dương, ngói mũi hài, gạch bông gió, tranh gốm sứ,… Đảm bảo chất lượng, hỗ trợ đổi trả nếu hàng không đúng theo yêu cầu. Trọn gói vận chuyển Toàn quốc. Gốm Việt sẵn sàng Kiến tạo Không gian Việt. Đặc biệt là những công trình kiến trúc truyền thống, tâm linh.
Công ty cổ phần Không gian Gốm Việt
- Địa chỉ: Lô A2, Khu sản xuất làng nghề Bát Tràng, Xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
- Website: khonggiangomviet.vn – gomkientruc.vn
- Hotline: 0889 855 858 – 0366 357 358